Nghị luận triều chánh Vương_Túc_(Tam_Quốc)

Năm thứ 3 (229), Túc được bái làm Tán kỵ thường thị. Tháng 8 ÂL năm thứ 4 (230), Đại tư mã Tào Chân đánh Thục, Túc dâng sớ căn ngăn, cho rằng đường sá hiểm trở, thời tiết mưa dầm, không thích hợp để chiến đấu. Tháng 9 ÂL, triều đình giáng chiếu cho quân Ngụy rút lui.[1][2] Túc lại dâng sớ đề nghị noi theo lễ cũ, vào lúc phát tang cho đại thần đã mất, thì dâng hiến trái cây cho tông miếu; triều đình thi hành. Sau đó Túc lại dâng sớ đề nghị cắt giảm quan viên để tiết kiếm chi phí, khôi phục chế độ 5 ngày/1 buổi chầu.[1]

Năm Thanh Long thứ 2 (234), Sơn Dương công Lưu Hiệp mất, Túc dâng sớ đề nghị truy tôn ông ta thụy hiệu Hoàng, Tào Ngụy Minh đế không nghe, truy thụy cho Lưu Hiệp là Hiếu Hiến hoàng đế. Sau đó Túc lấy vị Thường thị để lĩnh chức Bí thư giám, kiêm Sùng Văn quán Tế tửu.[1]

Minh đế đại tu cung thất, khiến dân chúng bỏ dở trồng trọt, lại thêm lao dịch không hạn chế, hình phạt quá tùy ý. Năm thứ 3 (235), Túc dâng sớ can ngăn.[1][3] [lower-alpha 4]

Minh đế từng thảo luận với Túc về việc Hán Hoàn đế giết Bạch Mã (huyện) lệnh Lý Vân, ông cho rằng lời lẽ của Vân có phần quá khích, nhưng Hoàn đế cũng thiếu khoan dung. Minh đế lại thảo luận với Túc về việc Tư Mã Thiên biên soạn bản kỷ của Hán Cảnh đếHán Vũ đế; Minh đế cho rằng Tư Mã Thiên chịu cung hình, nuôi lòng oán hận nên mới làm ra 2 bản kỷ ấy; Túc lại khen Tư Mã Thiên có tài chép sử, Vũ đế đọc 2 bản kỷ ấy, nuôi lòng oán hận nên mới ném đi.[1]